Liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn Hà Nội) chuyển tới Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan ý kiến của cử tri các huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai nói riêng và một số huyện trên địa bàn Hà Nội nói chung về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được thực hiện theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13-12-2019 của Chính phủ.

leftcenterrightdel
 

Đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn Hà Nội).

Liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn Hà Nội) chuyển tới Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan ý kiến của cử tri các huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai nói riêng và một số huyện trên địa bàn Hà Nội nói chung về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được thực hiện theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13-12-2019 của Chính phủ.

Đại biểu cho biết, cử tri phản ánh việc chuyển đổi còn tồn tại một số hạn chế như cấp tỉnh phải báo cáo về việc chuyển đổi hằng năm nên thiếu tính chủ động, chưa có hướng dẫn về việc lắp đặt hệ thống nhà màn, nhà lưới, chưa quy định mật độ xây dựng một số công trình phụ trợ phục vụ phát triển sản xuất như nhà sơ chế, nhà tạm bảo vệ…

Trong chuyển đổi nuôi thủy sản kết hợp trồng lúa, quy định mức hạ cốt xuống 120cm để nuôi thủy sản, diện tích được phép chuyển đổi không quá 20% là chưa phù hợp, chưa có hướng dẫn việc xây dựng chuồng trại để nuôi thủy sản kết hợp với thủy cầm; chưa quy định việc chuyển đổi đất trồng lúa sang chăn nuôi.

Cử tri và địa phương đề nghị phân cấp cho cấp tỉnh được chủ động quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản trong nội bộ đất nông nghiệp; được quyết định tỷ lệ xây dựng trên đất nông nghiệp để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, dự án nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch trải nghiệm (như sơ chế, sân phơi, nhà bảo vệ, nghỉ trưa, gian hàng giới thiệu sản phẩm, xử lý môi trường, đào ao, các công trình phụ trợ khác).

Đại biểu Nguyễn Thị Lan cũng đề nghị cần đặc biệt chú trọng đến các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu cho ngành Nông nghiệp, vì đây là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam (gần 20% GDP), liên quan rộng đến nhiều bộ phận xã hội trong cả nước (54% dân số lao động, gần 35% diện tích đất của cả nước), vừa là ngành chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu, đồng thời là ngành tạo ra lượng phát thải lớn, chiếm 10-25%.

(Nguồn: Báo Hà Nội Mới)