Cách nào đưa hàng triệu lao động dệt may trở lại sau đại dịch Covid-19?
Cập nhật lúc 08:31, Thứ ba, 30/06/2020 (GMT+7)
Khó khăn lớn nhất đối với ngành dệt may không chỉ đến từ Covid-19 mà còn đến từ sự thay đổi của sản xuất và tiêu dùng toàn cầu sau Covid-19.
|
Ngành dệt may đang giải quyết vấn đề việc làm cho gần 3 triệu lao động Việt. Ảnh:CafeF. |
Khó khăn lớn nhất đối với ngành dệt may không chỉ đến từ Covid-19 mà còn đến từ sự thay đổi của sản xuất và tiêu dùng toàn cầu sau Covid-19.
Đại dịch đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhất là trong bối cảnh “thế giới phẳng”, ngày càng nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào nhau.
Đặc biệt, không thể không kể đến những ảnh hưởng tiêu cực của nó tới ngành dệt may. Đây thực sự là cơn "ác mộng" của toàn ngành.
Ở giai đoạn cao điểm, hoạt động xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU… đều giảm mạnh. Trong đó: Xuất khẩu may mặc 4 tháng đầu năm 2020 giảm gần 10% so với cùng kỳ, 100% đơn hàng nửa đầu năm bị hủy.
Thực tế còn cho thấy, dịch bệnh đang kéo theo các vấn đề xã hội khác như: Tình trạng việc làm của hàng triệu lao động, những rủi ro và thử thách kinh tế.
Không riêng gì các cường quốc kinh tế, tại Việt Nam, dệt may là một trong những ngành kinh tế lớn, góp phần giải quyết việc làm cho 5% tổng số lao động, đóng góp 12,4% vào tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019.
Cũng trong năm 2020, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được thông qua, mở ra cơ hội mới cho thúc đẩy xuất khẩu cũng như cấu trúc lại đường hướng phát triển của toàn ngành.
Hội thảo do nhóm nghiên cứu của Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong - Trung Quốc (MCSS) thuộc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện, với sự tham gia của hàng loạt các diễn giả tên tuổi: TS. Phạm Sỹ Thành; ThS. Trần Văn Hoàng, ThS. Đỗ Thị An Giang.
Ngọc Anh - https://nongnghiep.vn